This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Mua Bán Tên Miền

Seeds & Tools

Healthy Foods

Friday 30 October 2015

Trồng rao mùi trong nước





Rau mùi




Nếu đặt nhánh rau mùi trong cốc nước, chúng sẽ phát triển thành cây. Ươm đến khi rễ đủ dài, trồng rau vào chậu đất. Đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp đủ
nước. Rau sẽ mọc rất tốt sau khoảng một tháng.

Friday 23 October 2015

Gần đây rộ lên thông tin khi đông lạnh chanh, bạn sẽ không còn sợ “ung thư” ?

Người Ai cập cổ đại tin rằng chanh có tác dụng chống lại nhiều loại chất độc rất hiệu quả.

Ngày nay, khoa học đã chứng minh chanh có một loạt các công dụng bao gồm: giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do, do đó, ngăn ngừa sự phát triển của các căn bệnh khác nhau. 




Lợi ích của quả chanh


1. Thúc đẩy hệ miễn dịch

Chanh dồi dào vitamin C, chất thực sự cần thiết đối với hệ miễn dịch của chúng ta. Vitamin C còn giúp giảm stress hiệu quả, do đó các chuyên gia về sức khỏe luôn khuyên bạn cần bổ sung thêm chúng vào những ngày căng thẳng, mệt mỏi.

2. Nguồn cung cấp kali

Như đã đề cập ở trên, chanh chứa nhiều kali hơn nhiều loại quả khác, giúp tăng cường sức khỏe cho tim, não bộ, đặc biệt là tốt cho các tế bào thần kinh.

3. Cải thiện tiêu hóa

Nước chanh giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm độc tố toxin trong thực phẩm khi bạn ăn, hạn chế các chứng khó tiêu, ví dụ như ợ nóng.

4. Giải độc cơ thể

Chanh có thể thanh tẩy cơ thể bạn, giải trừ độc tố, tăng cường chức năng của các enzyme, giúp thận của bạn khỏe mạnh mỗi ngày.

5. Làm sạch răng miệng

Có thể bạn không tin nhưng nước chanh là thức uống ưa thích của các nha sĩ, bởi chúng có thể giảm đau răng và viêm lợi. Bạn có thể uống nước chanh trước hoặc sau khi đánh răng đều được.

6. Tốt cho da

Chất chống oxi hóa trong chanh giúp bạn giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Thậm chí uống chanh đều đặn giúp bạn giảm sẹo, trẻ hóa làn da, bởi nó giúp giải độc trong máu, giữ da bạn đều màu và rạng rỡ.

Đặc biệt, rất nhiều người không biết rằng hầu hết các dinh dưỡng, chất chống oxy hóa tập trung ở vỏ chanh, phần bạn hay vứt đi.

Theo nghiên cứu gần đây, các hợp chất chống oxy hóa và các loại tinh dầu trong vỏ chanh đủ cao để chiến đấu với căn bệnh ung thư. Vì sao chanh đông lạnh lại có thể phòng ung thư?

Nghiên cứu đã phát hiện, trong một trái chanh có khoảng 22 chất chống ung thư, bao gồm: limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C…

Bạn nên biết rằng, nước ép chanh có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng khi nói đến tác dụng điều trị, ngăn ngừa ung thư phải đề cập đến vỏ chanh. Các đặc tính chống ung thư có được là do hợp chất limonoids chứa trong vỏ chanh.

Theo hơn 20 nghiên cứu về chủ đề này, hợp chất này đặc biệt có lợi với căn bệnh ung thư vú và nó hiệu quả gấp 10.000 lần so với adriamycin, loại thuốc được sử dụng trên toàn thế giới để hóa trị liệu chống ung thư. Tuy nhiên, không giống như adriamycin, limonoids không phá hủy các tế bào khỏe mạnh, do đó, hoàn toàn an toàn.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng limonoids có tác dụng tích cực trong điều trị các các loại ung thư như:

- Ung thư đại trực tràng.

- Ung thư tuyến tụy.

- Ung thư tuyến tiền liệt.

- Ung thư gan.

- Bệnh bạch cầu. Chanh đông lạnh phòng đến 50% các loại ung thư

Theo tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Úc (CSIRO), cả một trái chanh có thể phòng chống các loại ung thư lên đến 50%.

Tổ chức này khuyên rằng, hãy tiêu thụ ít nhất 150gr vỏ cam chanh mỗi tuần để phòng chống ung thư, việc đông lạnh sẽ giúp vỏ chanh giữ nguyên các chất chống oxy hóa và tinh dầu bên trong và quan trọng hơn là bạn dễ dàng sử dụng. Công thức đông lạnh chanh

Hầu hết các khuyến cáo cho rằng để điều trị và ngăn ngừa ung thư hiệu quả bạn chỉ cần sử dụng chanh thường xuyên, bao gồm cả vỏ. Do đó, cách tốt nhất đó chính là cho cả trái chanh vào trong ngăn đá tủ lạnh.

Bước 1: Rửa sơ bề mặt chanh bằng nước sạch hoặc hỗn hợp có pha nước với một ít baking soda hoặc giấm táo, bạn có thể tìm mua baking soda tại các tiệm làm bánh, giấm táo ở siêu thị trên toàn quốc.

Bước 2: Sau đó nhanh chóng cho chanh vào trong ngăn đá tủ lạnh.

Bước 3: Cuối cùng, khi chanh đã đông đá bạn đã có thể sử dụng chúng.

Bước 4: Chanh đông lạnh dùng rây cà thành bột cả vỏ và thêm vào các món ăn hoặc thức uống hằng ngày như sinh tố, salad hoặc bất kỳ loại món ăn nào bạn thích.

Mỗi tuần, theo khuyến cáo nên tiêu thụ 150gr vỏ cam chanh đông lạnh theo cách trên, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhiều hơn cũng không sao.
Theo Thanh Thu - Khỏe và Đẹp

Tuesday 20 October 2015

NHỮNG QUÁN CƠM GÀ NGON Ở SÀI GÒN



Cơm gà xối mỡ là món ăn quen thuộc trong Sài Gòn. Các quán ăn bên dưới là những quán làm món cơm gà xối mở ngon nhất SG.



http://bachkhoaamthuc.blogspot.com/2015/05/com-ga-xoi-mo.html?view=flipcard




1. CƠM GÀ TAM KỲ

Địa chỉ: 204, Phan Xích Long P. 2, Q.Phú Nhuận;

Ở đây, đĩa cơm gà đúng chất nhất khi gạo được pha với nếp, nấu với nước luộc gà thơm ngon vô cùng. Thịt gà dai và luộc vừa tới.

2. CƠM GÀ NHA TRANG

Địa chỉ: D32, Vũ Huy Tấn, P.3, Q.Bình Thạnh. 
Trước khi nấu, gạo được rang qua với dầu tỏi rồi nấu cùng nước luộc và mỡ gà, nhìn hấp dẫn vô cùng. Nước sốt ăn kèm mới là điểm đặc biệt của quán khi chế biến từ lòng đỏ trứng, bơ và gia vị, quyện lại với nhau không chê vào đâu được.

3. CƠM GÀ HẢI NAM

Địa chỉ: 379 Bis, Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10.
Cơm gà Hải Nam vị rất đậm đà và ngon. Gà được luộc đều, không xé hẳn mà để nguyên, chặt khúc nhỏ vừa vặn người ăn. Ăn kèm cùng heo quay, xá xíu là phong cách đặc trưng ẩm thực của quán.

4. CƠM GÀ THƯỢNG HẢI

Địa chỉ: 21 - 23 Võ Văn Tần, P.6, Q.3.

Cơm gà TH là quán có phong cách và đặc trưng . Miếng thịt gà căng tròn, bóng lưỡng, mềm dẻo, cắn vào ngập mỡ, ngon vô cùng.

5. CƠM GÀ ĐÔNG NGUYÊN

Địa chỉ: Ngã tư Nguyễn Trãi – Châu Văn Liêm, Q.5
Quán nổi tiếng bởi cơm gà luộc, gà chiên nước mắm, ăn ngon ngất ngây. Ngoài ra, các món khác cũng rất vừa miệng và túi tiền như cơm xá xíu phá lấu.

6. CƠM GÀ HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 475 – 477 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình

Cơm nấu với nước luộc gà có vị béo ngậy, thơm thơm ,quán theo phong cách ẩm thực Hồng Kông nên các món ăn kèm khá nhiều dầu mỡ, ăn nhiều hơi ngán.

7. CƠM GÀ XỐI MỠ LÃO HƯƠNG THÂN

Địa chỉ: 402 Trần Phú, P.7, Q.5
Gà ở đây không quá béo, nhiều dầu mỡ, nếu ai ngại có thể dặn trước để chủ quán thấm bớt dầu đi cho đỡ ngán. Cơm chiên ăn kèm cũng ngon cực kì, tơi, xốp mà vẫn mềm vừa phải. Canh rong biển ăn kèm ở đây cũng nổi tiếng vì độ ngon và hấp dẫn của nó.

8. CƠM GÀ VÂN KÝ, HÀ KÝ, PHÙNG NGUYÊN HAY KIM TÂN

Địa chỉ: đường Tạ Uyên, Q. 11 (gần ngã tư giáp đường 3/2)

Gà luộc ở đây được làm rất kỹ, xé nhỏ và tơi, dùng kèm với nước tương đen, ớt khoanh và mắm gừng. Cơm ngoài việc nếu chung với nước luộc, còn thêm chút dầu mè, ăn no nhưng không có cảm giác ngán.

9. CƠM GÀ HỘI AN – HỘI AN QUÁN

Địa chỉ: 308/26 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình

Cơm gà ở đây đặc biệt với chén nước chấm đỏ, vị đủ mặn đủ ngọt, đủ vừa ý khi chan chung với dĩa cơm vàng và gà xe nhỏ trộn với hành tây.

10. CƠM GÀ BÀ LUẬN TAM KỲ

Địa chỉ: 21 Phó Đức Chính, Q.1
Ở đây, ban có thể gọi những món rất lạ như Gà nấu Cá mòi, Gà nấu kim châm, Cà ri gà với kiểu nêm nếm đặc trưng không thể lẫn lộn vào đâu được. Ngoài ra, các món ẩm thực khác quán bán cùng như mì, cháo, xôi cũng vô cùng ngon miệng.

Rau má - thảo dược kỳ diệu rẻ tiền



Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán, là vị thuốc cổ truyền không chỉ có mặt ở nước ta mà còn được sử dụng tại nhiều quốc gia có nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka...

Tại những nền văn hóa này còn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về tác dụng kỳ diệu của rau má, ví dụ ở Trung Quốc có truyền thuyết về 1 vị võ sư sống đến 256 tuổi nhờ thường xuyên dùng món rau má.

Ở Ấn độ, rau má còn được gọi là Brahmi hàm nghĩa một loại dược thảo có thể giúp con người tiến đến sự hòa hợp với tâm thức vũ trụ (knowledge of the Supreme Reality). Rau má thường có trong khẩu phần ăn của những vị thiền sư, nhà yogi, nhà thông thái.

Truyền thuyết ở Srilanka cũng kể về vị vua Aruna thế kỷ thứ 10 nhờ ăn rau má mà đủ sinh lực để vui thú với 50 vị phi tần.

Tại nhiều quốc gia vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ Dùng 2 lá một ngày sẽ giúp bạn xa lánh tuổi già.


Một chương trình phóng sự của đài truyền hình số 9 ở Sydney vào tháng 12/2003 cho biết một số người Úc đã chữa khỏi bệnh thấp khớp mãn tính bằng cách mỗi ngày ăn 2 lá rau má.

Phương pháp nầy phát xuất từ quyển sách “Arthritis and Paradoxycal Pennywort” (Bệnh thấp khớp và lá rau má) của ông Russ Maslen.

Russ Maslen đã vô tình khám phá ra bài thuốc này và chữa khỏi căn bệnh đau khớp của mình, sau đó hướng dẫn vợ sử dụng và cũng chữa khỏi chứng sưng đau các khớp xương ở bàn tay.

Ông nói “Mỗi ngày chỉ cần nhai và nuốt 2 lá rau má liên tục , chỉ 2 lá chớ không phải một hay ba lá , thì một thời gian sau sẽ có thể chữa khỏi hoặc làm giảm bớt bệnh thấp khớp”.


Dược tính, bài thuốc


Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.

Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến...



Trong dân gian sử dụng rau má để chữa bệnh như sau:

- Làm nước giải nhiệt: Rau má rửa sạch, giã nát, cho thêm nước rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Mỗi ngày dùng từ 30 - 40g rau má tươi/người để vắt nước uống.

Hoặc: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g, cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Sao giòn, tán vụn các vị thuốc, ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận gan, chống khát.

- Hạ huyết áp: Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.

- Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Dùng 50g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường hoặc một ít muối cho dễ uống.

- Đái rắt, đái buốt: Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.

- Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hòa 10g bột sắn dây, thêm đường uống.

- Chữa ho, viêm họng: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hòa thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần ½ bát ăn cơm; người lớn uống ngày hai lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục 5 đến 7 ngày.

- Chữa mụn nhọt: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần, đắp cho đến khi khỏi.


huong-dan-lam-trang-da-bang-rau-ma

 

Rau má Tây Phi có hình dạng giống hệt rau má ở nước ta lúc mới mọc lên, nhưng lá xanh, thân mượt, mịn trơn hơn. Cuống lá dài, to gấp 1,5 lần, giã rau được nhiều nước hơn so với rau má của nước ta. Năng suất cao hơn hẳn rau má ta, 1m2 có thể được từ 0,1-2 kg rau/năm. Ăn rau giòn, thơm đượm không kém rau má ta.

 

Wednesday 7 October 2015

HƯƠNG NHU

Hương nhu,- vị thuốc

Tên khoa học:Ocimum gratissmum Linn.

Họ : Hoa Môi (Lamiaceae).

Cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi gìa thân trở thành nâu. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7.

 

Phần dùng làm thuốc:

Toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcMô tả dược liệu:

1- Hương nhu trắng: Thân và cành hình vuông có lông. Lá mọc đối chéo chữ thập, hình trứng nhọn, mặt trên màu lục xám mặt dưới màu lục nhạt, hai mặt đều có lông ngắn và mịn, mép khía răng, gân hình lông chim, có cuống dài. Hoa nhỏ màu nâu, mọc thành xim co, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài. Toàn cây có mùi thơm.

2- Hương nhu tía: Thân hình vuông, chặt thành từng đoạn dài chừng 40cm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu tím có nhiều nếp nhăn dọc và lông mịn. Lá mọc đối, khô giòn, nhăn nheo, hình trứng nhọn, có cuống dài, mép khía răng, gân hình lông chim, mặt trên màu nâu, mặt dưới màu nâu nhạt, có các tuyến nhỏ lõm xuống, hai mặt đều có lông ngắn. Hoa màu nâu nhạt hình môi mọc thành xim co, đôi khi một số hoa, lá đã rụng chỉ còn cành. Đài hoa tồn tại đựng quả bế tư nhỏ (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcBào chế: Hương nhu

+ Bỏ rễ, để cành lá, chặt đoạn, phơi khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Khi cây nở hoa thu hái phơi âm can dùng (Bản Thảo Cương Mục).

+ Dùng tươi: rửa sạch, vắt lấy nước, uống.

   Dùng khô: rửa sạch, thái khúc 2-3cm, phơi trong râm cho khô (Phương Pháp Bào Chế  Đông Dược).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcBảo quản: Hương nhu

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcThành phần hóa học:

+ Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%,  g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15% (Trương Cấn Ôn, Trung Thảo Dược 1990, 21 (3): 138).

+ Elshotzidol (Chinese Herbal Medicine).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcTác dụng dược lý:

- Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).

- Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).

- Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).

- Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh Phòng Dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973,  (1): 44).

- Tác dụng kháng khuẩn: Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcTính vị:

+ Vị cay, tính hơi ôn (Biệt Lục).

+ Vị đắng, cay, khí hàn, khí nhẹ (Bản Thảo Chính).

+ Vị cay, ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vị cay, tính hơi ấm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vị cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcQuy kinh:

+ Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Vào kinh túc Dương minh Vị,  túc Thái âm Tỳ, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vào kinh túc Thiếu dương Đởm, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị, Phế, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Vào  Phế và Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị tâm phiền, hông sườn đau:  Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu phương).

+ Trị lưỡi chảy máu như bị đâm: Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).

+ Trị miệng hôi: Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).

+ Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay chân lạnh, bứt rứt:  Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu (sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu, sắc lấy 1 chén,  để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm-  Hòa Tễ Cục phương).

+ Trị chảy máu cam không dứt: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị phù thủng: dùng bài ‘Hương Nhu Tiễn’ của Hồ Hạp cư sĩ:  Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần,  tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Trị  bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù:  Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong, rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn - Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo: Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ Sinh Giản Dị Phương).

+ Trị trẻ nhỏ chậm mọc tóc: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo, bôi hàng ngày vào đầu (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

+ Trị da đầu lở: Hương nhu cũ 80g, sắc với một chén nước cho đặc, hòa thêm nửa lạng mỡ Heo và Hồ phấn, bôi (Tử Mẫu Bí Lục).

+ Trị thủy thủng: Hương nhu làm quân, hợp với Nhân sâm, Truật, Mộc qua, Phục linh, Quất bì, Bạch thược, Xa tiền tử, rất tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Trị vào mùa hè bị thương thử, cảm, sợ lạnh, phát sốt, đầu nặng, tâm phiền, không có mồ hôi: Hương nhu 8g, Hậu phác 8g, Biển đậu 12g. sắc uống (Hương Nhu Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đầu đau do thương thử, sốt, sợ lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, phiền muộn, khát nước, tiểu vàng, tiểu đỏ: Hương nhu, Cát căn, Ngư tinh thảo, Điền  cơ hoàng, Thập đại công lao, mỗi thứ 12g, Thạch xương bồ 8g, Mộc hương 4g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phù thủng, không ra mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít:  Hương nhu, Bạch truật, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị phù thủng không có mồ hôi, tiểu đỏ, tiểu ít: Hương nhu 12g, Bạch mao căn 40g, Ích mẫu thảo 16g, Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị nôn mửa, tiêu chảy: Hương nhu, Tử tô, Mộc qua đều 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ: Hương nhu, Hồng lạt liệu, Thanh hao, đều 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcTham khảo:

+ Hương nhu thuộc Kim và Thủy nó có công dụng đíều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị Phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôí. Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡâi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thủng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì Hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay,  đứt chân, dùng Hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Hương nhu tán phong nhiệt, bệnh đột nhiên, vọp bẻ, sắc đặc.  Mỗi lần uống nửa chén, hoặc tán nhỏ, trộn nước uống trị chứng chảy máu cam (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Hương nhu có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, chữa nôn nghịch do khí lạnh (Đại Minh Chư Gia Bản Thảo).

+ Mùa hè sắc uống thay nước chè thì không bị bệnh thử, có tác dụng điều trung, hòa vị, súc miệng trị miệng hôi thối (Vương Đình  Minh).

+ Chữa cước khí, sốt rét (Bản Thảo Cương Mục).

+ Hương nhu có vị cay, tính tán, ôn thông cho nên giải được bệnh thử, hàn, uất nhiệt, hoắc loạn, phúc thống, thổ tả vọp bẻù, do mùa nắng ăn nhiều thức ăn sống lạnh mà gây bệnh. Vị của Hương nhu cay ấm, có tác dụng thông khí, hòa trung, giải biểu. Nhờ công dụng trừ thấp, lợi thủy, nên tán được thủy thủng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Các thầy chữa thương thử đều dùng Hương nhu, không biết rằng Hương nhu là một vi tân ôn phát tán, nếu ăn uống thức ăn lạnh, dương khí bị âm tà uất át, rồi phát nóng, sợ rét, đau đớn, phiền khát hoặc hoắc loạn, thổ tả, uống Hương nhu  thì rất hay. Nếu do khó nhọc quá mà bị thương thử, mồ hôi ra nhiều, suyễn, khát, nên dùng bài ‘Thanh Thử Ích Khí Thang’, hoặc nóng lắm, khál lắm, nên dùng bài ‘Nhân Sâm Bạch Hổ Thang’.  Nếu dùng lầm Hương nhu làm chủ, biểu khí hư thêm, lại nóng thêm nữa. Hương nhu là vị thuốc giải biểu về mùa hè, không có biểu tà, thì không nên dùng, tính nó lại ấm nóng, bệnh thuộc về ‘dương thử’ cũng cấm dùng, nó kỵ cả lửa và cả nắng (Bản Thảo Đồ Giải).

+ Hương nhu được Biển đậu thì có tác dụng tiêu thử (Xích Thủy Huyền Châu).

+ Được Hậu phác trị thương thử, hàn chứng. Được Bạch truật trị thử thấp, thủy thủng (Đắc Chân Bản Thảo).

+  Dùng Hương nhu để làm thuốc giải biểu về mùa nắng, cũng như mùa đông dùng vị Ma hoàng, người khí hư  không nên dùng nhiều. Hương nhu lại có công chữa bệnh thủy thủng rất hiệu quả. Có một phụ nữ mặt và từ lưng trở xuống đều bị thủng trướng, khó thở muốn chết, không nằm sấp được, tiêu chảy, tiểu ít, uống nhiều thuốc không khỏi. Lý Thời Trân xem mạch thấy mạch Trầm mà Đại, mạch Trầm chủ về bệnh thủy, mạch Đại chủ về bệnh hư (bệnh ‘đậu mạo phong'), do vừa khỏi bệnh lại cảm phong, liền cbo uống bài ‘Thiên Kim Thần Bí Thang’, chứng suyễn bớt được một nửa. Lại dùng bài Vị Linh làm thang uống với bài ‘Nhu Truật Hoàn’, trong 2 ngày, đi tiểu được nhiều, xọp bớt 7 - 8 phần, cứ thế mà uống thêm mấy ngày thì xọp hẳn. Vị Hương nhu cay ấm, phát tán, tiết được nước đọng ở trong mình ra. Trị  mùa hè khí bế, không mồ hôi, khát, dùng Hương nhu phải kèm Hạnh nhân, vì Hạnh nhân có vị đắng, tính giáng xuống và tiết được khí. Vì Hương nhu có vị cay ấm, khí thăng, uống nóng dễ nôn mửa nên phải thêm các vị đắng mà giáng như Hạnh nhân, Hoàng liên, Hoàng cầm thì không mửa (Lâm Chứng Y Án).

+ Ma hoàng là thuốc giải biểu, cần phải phối hợp với Quế chi mới có tác dụng phát hãn. Hương nhu là thuốc giải biểu, bản thân vị thuốc này đã có tác dụng phát hãn, thường dùng vào mùa hè (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Thạch hương nhu và Hương nhu cùng là 1 vị. Hương nhu mọc ở vùng đất bằng, lá to. Thạch hương nhu mọc ở khe đá trên núi nên lá nhỏ, công dụng mạnh hơn Hương nhu (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Hương nhu dạng thuốc sắc, nên uống nguội, uống nóng dễ gây nôn mửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hương nhu, huongnhau  - vị thuốcPhân biệt:

1- Cần phân biệt với cây Húng giổi (Ocimum basilicum Linn) thuộc họ (Lamiaceae) (Xem: Cửu Tằng Tháp).

2- Ở Trung Quốc, người ta còn dùng cây Elshotzia patrini Garcke để làm vị Hương nhu.

3- Ngoài cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum Linn) vừa mô tả ở trên ra, người ta cũng còn dùng cây Hương nhu tía hay É tía, É rừng, đó là cây Ocimum sanctum Linn. Thuộc cây nhỏ, sống hàng năm, có thể cao tới 0,5-1m. Thân vuông màu xanh nâu hoặc tím nhạt, lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng hay hình mác, dài 1-5cm, mép có răng cưa. hai mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 chiếc, ít phân nhánh. Lá hoa khi vò có mùi thơm của Đinh hương. Mùa quả vào tháng 5-7. Cây được trồng làm thuốc khắp nơi. Thường thường Hương nhu tía và Hương nhu trắng dùng cùng chung một công dụng, trong tây y thường dùng nó để kết tinh dầu dùng trong Nha khoa (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Monday 5 October 2015

Cây thuốc quý: Thất diệp nhất chi hoa

 

thất diệp nhất chi hoa

Thất diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa), còn có tên gọi là thất diệp chi mai, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu, tảo hưu, thảo hà xa, trọng lâu, thất tử liên, đăng đài thất …, là một là loại cây cỏ nhỏ, có hình dạng rất đặc biệt, sống lâu năm, thân rễ ngắn (dài khoảng 5 - 15cm), đường kính khoảng 2,5-3,5cm, nhiều đốt, thường mọc rải rác dưới tán rừng ẩm trên núi đất hoặc đá vôi ở độ cao vài trăm mét đến trên 1500m miền Tây Trung Quốc và dãy núi Hymalaya.

Mô tả :

Thân rễ đều nổi trên mặt đất, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 1m, phần gốc có ít vẩy do một số lá cây thoái hóa tạo thành.

Lá mọc theo trùm thường lá 7 lá, có khi là 3-10 lá. Phiến lá hình mác rộng 4-8cm, dài 15-21cm, mặt lá nhẵn, đầu phiến lá nhọn, mặt dưới màu xanh nhạt hay xanh tím; cuống dài chừng 2.5-3cm.

Nhụy hoa màu tím đỏ, bầu thường có 3 ngăn. Hoa thường nở vào tháng 10-11, quả chín mọng màu tím đen.

Paris polyphylla 1

Family: Melanthiaceae

Genus:  Paris

Species:P. polyphylla

Cây Thất diệp nhất chi hoa thuộc họ Hắc dược hoa ( Melanthiaceae ) , tên khoa học  Melanthiaceae

 

Ở nước ta, cây thuốc này mới được tìm thấy ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào năm 1995, trên độ cao 1.650m , cây sau này được tìm thấy phân bố ở các vùng núi cao như Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn).

Theo dược học cổ truyền, thất diệp nhất chi hoa vị đắng cay, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, bình suyễn chỉ khái (làm hết hen suyễn và giảm ho), tức phong định kính (chống co giật), tiêu thũng chỉ thống (làm hết sưng nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, đinh độc (nhọt độc), lao lịch (lao hạch), hầu tý (viêm amydal), viêm khí phế quản cấp và mạn tính, trẻ em sốt cao co giật, rắn độc cắn, viêm da thần kinh, quai bị, thoát thư (viêm tắc động tĩnh mạch)…

Theo nghiên cứu của các tác giả ( Trung Quốc )  thất diệp nhất chi hoa có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh…; kháng virut cúm; làm giãn phế quản, chống co thắt, trừ đờm và giảm ho; trấn tĩnh giảm đau; chống viêm và cầm máu; làm giảm mỡ máu; nâng cao năng lực hoạt động của tuyến vỏ thượng thận và đặc biệt là có tác dụng ức chế trực tiếp sự phát triển của tế bào ung thư. Dịch chiết thất diệp nhất chi hoa góp phần kéo dài thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư dạ dày và ung thư phổi.

Một số bài thuốc từ cây 7 lá 1 hoa

Chữa rắn độc cắn: Dùng bột tảo hưu uống 2-3 lần ngày. Dùng 6g/lần. Hoặc có thể sắc 20g tảo hưu lấy nước uống trong ngày. Dùng thân rễ tươi giã nát, trộn với rượu trắng đắp vào chỗ bị rắn cắn không kể liều lượng.

Chữa sốt cao co giật, quai bị, sởi: 4g tảo hưu, 12g bạc hà, 8g thiên hoa phấn sắc lấy nước uống. Chia là 3 lần uống trong ngày.

Chữa trẻ nhỏ kinh sài, chân tay co giật: Dùng bột tảo hưu để uống, uống 4-5 lần/ ngày, mỗi lần 0,5-1g.

Chữa lòi dom: Mài tảo hưu với dấm rồi bôi trực tiếp nước thuốc vào hậu môn, đắp gạc vào rồi đẩy nhẹ lên. Ngày làm 2-3 lần.

Chữa ho, hen suyễn lâu ngày: Sắc 15g tảo hưu lấy nước uống; hoặc hầm với thịt gà hay phổi lợn để ăn.

Chữa các loại mụn độc sưng thũng: Tảo hưu trộn với dấm, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Làm đến khi khỏi bệnh.

Tham Khảo:

http://nongnghiep.nguontinviet.com/2015/10/loai-cay-giai-oc-chua-ung-thu-uoc-tim.html

http://blog.thaomocgarden.com/2015/10/cay-thuoc-quy-that-diep-nhat-chi-hoa.html